Bật mí cách trồng lạc đầy đủ và đúng kỹ thuật

Lạc là một trong những loại cây canh tác trên diện tích rộng lớn của nước ta. Cách trồng lạc không quá khó và sản lượng thu hoạch cao nên cây lạc được người dân ưa chuộng. Cùng Máy cày Nhật Thái Bình tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc đầy đủ trong bài viết dưới đây.

Nên trồng lạc vào thời gian nào?

Kỹ thuật trồng lạc quan trọng là chọn thời điểm canh tác phù hợp. Có như thế việc chăm sóc cây trồng dễ dàng, cho năng suất cao. Là cây hoa màu ngắn ngày, lạc có nhiều thời vụ thích hợp để canh tác tùy vào vùng miền.

Bật Mí Cách Trồng Lạc đầy đủ Và đúng Kỹ Thuật (1)
Trồng lạc đúng kỹ thuật và đúng thời vụ

Đối với đất cù lao ven sông

Với khu vực đất cù lao ven sông sẽ trồng lạc vào 2 vụ:

Vụ Đông Xuân: Thời gian từ 15/11 đến 15/12 (dương lịch hàng năm). Thời điểm trước khi nước lũ rút khỏi mặt ruộng.

Vụ Hè Thu: Thời gian tháng 4 – 5 dương lịch. Thời điểm này trồng sẽ kịp thu hoạch trước khi mùa lũ bắt đầu.

Đối với đất núi

Khu vực đất núi sẽ trồng lạc vào 3 vụ:

  • Vụ Đông Xuân: Thời gian tháng 11 – 12 dương lịch. Thời điểm này là cuối mùa mưa, có nguồn nước dồi dào, đảm bảo tưới tiêu thuận lợi.
  • Vụ Hè Thu: Thời gian đầu mùa mưa, là vụ sản xuất chủ lực của đất núi.
  • Vụ Thu Đông: Nên trồng lạc ở khu vực vùng đất núi cao, khả năng thoát nước hiệu quả. Vụ này cho năng suất thấp, chủ yếu để giống cho vụ Đông Xuân.

Đối với trung du Bắc Bộ và duyên hải miền Trung

Cách trồng lạc ở khu vực trung du Bắc Bộ và duyên hải miền Trung chia thành 3 mùa vụ:

  • Vụ Xuân:
    • Khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ: từ tháng 2 đến hết 10/3.
    • Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: cuối tháng 1 đến hết tháng 2.
    • Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế: tháng 1.
  • Vụ Hè Thu:
    • Khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ: tháng 7 và tháng 8.
    • Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: Tháng 6.
    • Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế: Tháng 5-6.
Bật Mí Cách Trồng Lạc đầy đủ Và đúng Kỹ Thuật (2)
Lựa chọn thời điểm gieo trồng phù hợp
  • Vụ Thu Đông:
    • Khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ: Cuối tháng 8 -9.
    • Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh: 15/8-15/9.
    • Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế: 15/7-15/8.

Nên trồng lạc ở loại đất nào?

Cây lạc sẽ sinh trưởng thuận lợi, cho năng suất tối đa nếu trồng lạc ở loại đất:

  • Đất có độ tơi xốp cao. Khu vực đất cao ráo, thoát nước nhanh chóng.
  • Đất có độ pH trong khoảng 5.5 – 6.5.
  • Đất có độ ẩm khoảng 75%.

Chính vì thế, trước khi trồng lạc, người nông dân cần tiến hành làm đất kỹ càng. Đất cần cày bừa kĩ, đồng thời loại bỏ sạch cỏ dại. Bà con  sử dụng máy cày ruộng để cày bừa. Máy cày có thể cày sâu 25cm – 30cm giúp đất tơi xốp. Đồng thời máy còn làm cỏ nhanh chóng và hiệu quả.

Đối với những đồng ruộng có diện tích rộng bà con có thể sử dụng dòng máy cày Nhật Kubota để đem lại hiệu suất cao trong việc cày bừa. Bạn có thể tham khảo các loại máy cày này của chúng tôi tại: /may-cay-nhat-kubota

Lựa chọn giống lạc

Điều kiện của lạc giống

Cách trồng lạc yêu cầu chọn giống cẩn thận. Bà con nên lựa chọn giống lạc đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

  • Hạt giống đều, to, mẩy, vỏ sáng, không bị xây xát.
  • Hạt không quá già, không quá non.
  • Hạt lạc sạch, không sâu bệnh, không lẫn những hạt kém chất lượng.
  • Hạt có tỉ lệ nảy mầm cao, tối thiểu từ 90% trở lên.

Lưu ý: Hạt giống tuyệt đối không được bóc vỏ trước đó. Chỉ bóc vỏ lạc giống khi bắt đầu tiến hành gieo hạt.

Hiện nay, người nông dân có nhiều sự lựa chọn về giống lạc. Phổ biến như VD, VD2, L14, L18, ML25,…Lựa chọn những hạt giống đạt tiêu chuẩn tạo điều kiện cho việc sinh trưởng thuận lợi, canh tác dễ dàng.

Bật Mí Cách Trồng Lạc đầy đủ Và đúng Kỹ Thuật (3)
Chọn lạc giống to, đều, mẩy, sạch

Xử lý giống trước khi gieo

Khi gieo lạc trên đất ẩm, bà con ngâm lạc trong nước từ 10 đến 12 giờ. Nếu gieo ở vụ Xuân, trời rét thì dùng nước ấm từ 40 độ đến 45 độ (tỷ lệ 2 sôi : 3 lạnh) và ngâm lạc trong vòng 12 tiếng. Đem lạc đã ngâm ủ trong rơm cho nảy mầm và đem gieo. (Không nên để mầm nhú dài).

Nếu trồng lạc trên đất khô thì chỉ cần vẩy ướt đều hạt lạc và trực tiếp gieo hạt xuống lỗ. Lấp hạt với độ sâu tiêu chuẩn 3cm – 5cm.

Mật độ gieo lạc hợp lý

Không nên gieo lạc quá dày hay quá thưa. Mật độ hợp lý là 33 cây/m2.

  • Hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 10cm, gieo 1 hạt – 1 lỗ.
  • Vụ Xuân sử dụng 200kg lạc vỏ giống/ha và vụ Hè Thu sử dụng 150kg – 160kg lạc vỏ giống/ha.

Thực hiện lên luống

kỹ thuật trồng lạc thực hiện việc lên luống theo 2 phương án như sau:

  • Lên luống chiều rộng 1.2m: Rãnh luống 0.3m, chiều cao 15cm – 20cm. Mỗi luống rạch 4 hàng khoảng cách 30cm, nằm dọc theo luống với hai hàng ngoài cách mép 15cm.
  • Lên luống chiều rộng 0.6m: Rãnh luống 0.3m, chiều cao 15cm – 20cm. Mỗi luống rạch 2 hàng, cách nhau 30cm nằm dọc theo luống. Haii hàng ngoài cách mép 15cm.
Bật Mí Cách Trồng Lạc đầy đủ Và đúng Kỹ Thuật (4)
Lên luống trồng lạc

Các bước trồng lạc đúng kỹ thuật

Cách trồng lạc được thực hiện theo các bước đúng kỹ thuật như sau:

Cách trồng lạc vụ Hè Thu, vụ Thu Đông

7 bước trồng lạc trong vụ Hè Thu và vụ Thu Đông gồm:

  • Bước 1: Lên luống và rạch hàng sâu 8cm – 10cm.
  • Bước 2: Bón phân chuồng và phân vô cơ vào rãnh đã rạch. Lấp phân, để lại độ sâu 3cm – 4cm.
  • Bước 3: Phun thuốc diệt cỏ lên mặt luống.
  • Bước 4: Dùng cuốc gạt nhẹ đất 2 bên mép luống đã lên sẵn về phía rãnh.
  • Bước 5: Phủ nilon trên mặt luống. Vét đất ở rãnh vào 2 bên mép luống để cố định nilon.
  • Bước 6: Đục lỗ gieo hạt lạc. Lỗ cách lỗ 20cm – 25cm, hàng cách hàng 25cm – 30cm.
  • Bước 7: Gieo lạc vào lỗ.

Cách trồng lạc vụ Xuân

So với vụ Hè Thu và vụ Thu Đông thì vụ Xuân có một số điểm khác trong cách trồng lạc như sau:

  • Bước 1: Lên luống, rạch hàng sâu 8-10cm.
  • Bước 2: Bón phân chuồng và phân vô cơ vào rãnh đã rạch. Lấp phân để lại độ sâu 3cm – 4 cm.
  • Bước 3: Gieo hạt theo khoảng cách lỗ cách lỗ 20cm – 25cm, hàng cách hàng 25cm – 30cm.
  • Bước 4: Phun thuốc trừ cỏ lên mặt luống.
  • Bước 5: Dùng cuốc gạt nhẹ đất 2 bên mép luống về phía rãnh.
  • Bước 6: Phủ nilon trên mặt luống. Vét đất ở rãnh vào hai bên mép luống để cố định nilon.

Bật Mí Cách Trồng Lạc đầy đủ Và đúng Kỹ Thuật (5)

  • Bước 7: Sau khi mầm nhú ra khỏi mặt đất nên cắt nilon để cây trồi ra ngoài nilon.

Bí quyết chăm sóc cây lạc đơn giản

Lạc là cây canh tác khá đơn giản nên việc chăm sóc cũng dễ thực hiện. Một số bí quyết cách trồng lạc giúp cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi như sau:

Trồng dặm

Trồng dặm giúp cây lạc duy trì mật độ thích hợp, đảm bảo năng suất khi thu hoạch. Sau 3 – 5 ngày gieo hạt, bà con nên kiểm tra đồng và dặm lại những vị trí hạt bị chết. Đồng thời, ở những khu vực cây mọc dày nên chuyển sang vị trí cây thưa để đảm bảo khoảng cách phù hợp.

Làm cỏ

Dù làm cỏ trước khi gieo trồng nhưng vẫn có khả năng cỏ mọc lại. Vì thế, bà con nên sử dụng các loại thuốc chuyên dụng diệt cỏ dại. Thời gian phun thuốc sau khi gieo hạt giống từ 1 – 3 ngày.

Bên cạnh đó, khi cây lạc có từ 3 – 6 lá, người nông dân cần tiến hành làm cỏ. Có thể sử dụng thuốc trừ cỏ chuyên dụng nếu cần.

Ở giai đoạn tiếp theo, nếu xuất hiện cỏ, bà con nên thực hiện thủ công.

Bật Mí Cách Trồng Lạc đầy đủ Và đúng Kỹ Thuật (6)
Tiến hành làm cỏ thường xuyên để cây lạc phát triển thuận lợi

Vun gốc, xới xáo

Ở mỗi giai đoạn cụ thể, bà con sẽ tiến hành việc vun gốc, xới xáo phù hợp:

  • Khi hạt giống nhú mầm: Dùng tay bới nhẹ gốc để lá mầm dễ dàng mọc lên khỏi mặt đất.
  • Sau khoảng 13 ngày gieo trồng: Xới nhẹ đất, có thể kết hợp với bón phân.
  • Khi cây ra hoa: Vun gốc để giúp cây đâm tia thuận lợi, đảm bảo đem lại lượng hạt cao hơn.

Tưới nước

Như đã đề cập ở trên, cách trồng lạc hiệu quả yêu cầu đất trồng phải duy trì độ ẩm 75%. Vì thế, nếu trời không mưa và cây lạc đang ra hoa, bà con nên tưới nước để duy trì độ ẩm phù hợp. Thực hiện tưới nước theo một trong hai cách là tưới phun đều lên ruộng lạc hoặc tưới đầy các rãnh.

Bón phân

Bón phân giúp cây lạc sinh trưởng thuận lợi và năng suất hiệu quả. Bón phân cho cây lạc gồm:

  • Bón lót: Bón lót đưcọ thực hiện trước khi gieo trồng. Bà con sử dụng phân bón hữu cơ và bón trực tiếp trên đất. Bón lót kết hợp làm cỏ, xới xáo và phơi ải trước 15 ngày gieo hạt.
  • Bón thúc: Bón thúc vào 2 thời điểm là sau 10 – 15 ngày gieo hạt và sau 25 – 30 ngày gieo hạt. Bón thúc bằng phân NPK với liều lượng 20kg – 30kg/1.000m2/lần.
Bật Mí Cách Trồng Lạc đầy đủ Và đúng Kỹ Thuật (7)
Bón lót và bón thúc với liều lượng và thời gian hợp lý

Phòng trừ sâu bệnh trên cây lạc

Cách trồng lạc dù đúng kỹ thuật vẫn có thể gặp những loại sâu bệnh sau:

Sâu hại

Một số sâu hại cây lạc ảnh hưởng đến việc phát triển gồm:

  • Sâu xám:
    • Triệu chứng: Lá bị cắn trụi, cây bị cắn đứt ngang khi vừa mọc. Xuất hiện ở thời kỳ cây con.
    • Biện pháp: Bắt bằng thủ công hoặc sử dụng thuốc hoá học như Match 50ND, Sherpa 25 EC …theo liều khuyến cáo.
  • Sâu khoang:
    • Triệu chứng: Lá bị cắn khuyết đến trụi. Xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng của lạc. Đặc biệt ở thời kỳ đầu vụ và giai đoạn lạc ra hoa bói.
    • Biện pháp: Thường xuyên thăm và vệ sinh đồng ruộng. Dùng bả chua ngọt để diệt trừ. Bắt bằng thủ công (khi mật độ thấp). Sử dụng thuốc Ofatox 40EC, Fastac theo liều khuyến cáo 9 (khi mật độ cao).
  • Rệp hại lạc:
    • Triệu chứng: Lá non, đọt non bị rệp tập trung thành đám. Làm cây sinh trưởng kém, quăn queo, ra hoa đâm tia kém. Trời mưa phùn, ruộng ẩm ướt càng tạo điều kiện cho rệp phát triển.
    • Biện pháp: Vệ sinh đồng ruộng và bón phân cân đối. Dùng thiên địch để diệt trừ. Phun thuốc Ofatox 50EC, Trebon 10EC theo liều khuyến cáo để diệt rệp.
Bật Mí Cách Trồng Lạc đầy đủ Và đúng Kỹ Thuật (8)
Lạc bị sâu bệnh phá hoại
  • Sâu cuốn lá:
    • Triệu chứng: Lá bị sâu ăn hết thành màu trắng.
    • Biện pháp: Bắt sâu bằng thủ công. Sử dụng thuốc hoá học như: Match 50ND, Sherpa 25 EC… theo liều khuyến cáo.

Bệnh hại

Bên cạnh sâu bệnh, cách trồng lạc còn đối mặt với những bệnh hại như:

  • Bệnh héo xanh vi khuẩn:
    • Triệu chứng: Xuất hiện khi lạc có 5-6 lá đến lúc hình thành củ. Lạc chết héo cả cây hoặc một số cành trên cây, nhưng lá vẫn xanh.
    • Biện pháp: Vệ sinh đồng ruộng, nhổ và tiêu huỷ cây bị bệnh. Luân canh trồng mía, bông. Dùng giống kháng bệnh. Tăng cường bón phân chuồng và vôi bột.
  • Bệnh lở cổ rễ:
    • Triệu chứng: Cổ rễ, rễ, gốc thân bị thâm đen, cây héo dần và chết. Xuất hiện chủ yếu thời kỳ cây con, khi mưa nhiều, độ ẩm cao.
    • Biện pháp: Xử lý đất bằng vôi bột. Nếu đất trồng bị nhiễm bệnh nặng nên luân canh sau 2 vụ mới trồng lạc trở lại. Sử dụng thuốc Rovral 50WP, Ridomil…theo liều khuyến cáo khi bị bệnh nặng.

Thu hoạch và bảo quản lạc

Việc thu hoạch và bảo quản lạc cũng quan trọng không kém. Lựa chọn đúng thời điểm thu hoạch và bảo quản lạc đúng cách đảm bảo năng suất tối đa.

Thu hoạch lạc

Khi thấy lá trở màu, bà con nên nhổ 1 vài bụi để quan sát. Nếu 2/3 số củ đã già thì nên tiến hành thu hoạch ngay. Nếu muốn bán tươi, người trồng nên thu hoạch trước 10 đến 15 ngày.

Bật Mí Cách Trồng Lạc đầy đủ Và đúng Kỹ Thuật (9)
Thu hoạch lạc khi thấy lá trở màu, củ già

Bảo quản lạc

Lạc là cây có dầu nên rất dễ nảy mầm nếu bảo quản không phù hợp. Bà con nên cất giữ lạc trong dụng cụ kín như bao nilon, lu, vại. Cứ 3 tháng tiến hành phơi nắng 1 lần để lạc không nảy mầm. Lạc nên được phơi thật khô, độ ẩm còn 10% – 12% trước khi bảo quản.

Đối với lạc để giống, bà con nên chọn củ già. Lựa chọn củ lạc khi lắc kêu và dễ tách vỏ lụa. Bao chứa lạc không để tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

Biết cách trồng lạc đúng kỹ thuật, chăm sóc cây lạc hiệu quả sẽ giúp cây phát triển thuận lợi, năng suất cao. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bà con canh tác dễ dàng và thuận lợi. Đừng quên truy cập Máy cày Nhật Thái Bình để khám phá thêm nhiều kiến thức nông nghiệp bổ ích khác.

Máy cày Nhật Thái BìnhĐịa chỉ tin cậy bán máy nông nghiệp dành cho bà con nông dân

>>XEM THÊM:

BÁO GIÁ
Tải Foxit Reader Full Crack | Trải Nghiệm Miễn Phí Tính Năng Cao Cấp Tải ProShow Producer 9 Full Crack Miễn Phí & giải pháp Cài Đặt đơn thuần Nhất ProShow Producer 9 Full Crack: HD Cài Đặt Chi Tiết từng bước 5 Công ty thiết kế website ở thủ đô Hà Nội giá cả tương đối tốt, bảo hành đầy đủ Thiết kế web tại Hà Nội – 5 địa chỉ đáng tin cho Công ty