Cách làm nhà kính trồng rau thông minh và hiệu quả

Với xu hướng sử dụng nông sản xanh – sạch – ngon thì mô hình nhà kính được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Từ hộ gia đình nhỏ lẻ đến hộ kinh doanh đều xây dựng nhà kính để trồng rau an toàn và hiệu quả.

Nếu đang có nhu cầu tìm hiểu cách làm nhà kính trồng rau thông minh, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Nhà kính trồng rau là gì?

Với những cá nhân muốn tìm hiểu cách làm nhà kính trồng rau, trước hết phải biết nhà kính là gì? Nhà kính còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như nhà lưới, nhà màn,… Đây là công trình có mái che làm bằng kính hoặc các vật liệu tương tự.

Nhà kính trồng rau sạch, chất lượng
Nhà kính trồng rau sạch, chất lượng

Nhà kính giúp cây trồng tránh các tác nhân từ thời tiết như mưa, nắng, gió gây thiệt hại. Đồng thời, nó còn giúp ngăn ngừa sâu bệnh, tia cực tím, chất độc hại phát tán trong không khí. Nhờ đó mà cây có môi trường sinh sống thuận lợi, tăng năng suất.

Ưu điểm của nhà kính trồng rau

Nhà kính được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp để trồng rau, cây ăn trái bởi những ưu điểm sau:

Nhà kính điều hoà nhiệt độ

Nhờ có nhà kính mà không gian bên trong được duy trì bình ổn về nhiệt độ. Dù bên ngoài thời tiết ra sao thì trong nhà kính đều ở trạng thái nhiệt độ nhất định, tùy theo chủ nhà.

Nhờ vậy mà người trồng hoàn toàn chủ động trong việc chăm sóc cũng như trồng trọt. Đồng thời, bảo vệ cây trồng tránh những tác nhân thời tiết không phù hợp. Vào mùa hè, cây trồng không bị ảnh hưởng bởi khí hậu nóng nực hay những trận mưa lớn. Vào mùa đông, cây trồng được bảo vệ khỏi sương, giá.

Nhà lưới giúp giữ ẩm cho cây

So với môi trường bên ngoài thì nhà kính có khả năng giữ hơi nước hiệu quả hơn. Nhờ thế mà cây trồng luôn nhận được môi trường ẩm ướt để phát triển. Khả năng này của nhà lưới giúp bạn tiết kiệm nước tốt hơn.

Nhà kính giữ ẩm tốt cho cây rau
Nhà kính giữ ẩm tốt cho cây rau

Nhà kính hạn chế sâu bệnh phá hoại cây trồng

Biết cách làm nhà kính trồng rau để bảo vệ cây trồng trước các tác nhân gây bệnh. Chẳng hạn như côn trùng, sâu bọ, mối, mọt, ruồi,… Điều này giúp cây cối phát triển thuận lợi, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu cho rau. Nhờ đó mà nông sản thu được đảm bảo chất lượng, sạch sẽ và an toàn hơn.

>>XEM NGAY: Phân biệt các loại máy cày trên thị trường hiện nay

Nhà màn hạn chế ảnh hưởng của thời tiết tới cây rau

Rau trồng ngoài vườn hoặc đồng ruộng dễ bị tác động của gió, nắng, mưa, bão,… Điều này khiến cây phát triển chậm, năng suất thấp. Nhờ có nhà màn mà cây rau không chịu ảnh hưởng của thời tiết và phát triển tối ưu nhất có thể.

Đặc biệt, nhà kính hạn chế tia cực tím chiếu trực tiếp vào cây trồng. Nhờ đó mà rau có màu sắc đẹp hơn, tươi ngon hơn, phát triển tốt hơn.

Có thể thấy, sử dụng nhà kính trồng rau giúp cây trồng có điều kiện phát triển thuận lợi. Nông sản thu hoạch được an toàn, chất lượng, năng suất.

Các loại nhà kính trồng rau phổ biến

Mô hình nhà kính trồng rau sạch khá phổ biến hiện nay. Đây được xem là một trong những tiến bộ vượt bậc của nền nông nghiệp toàn cầu. Nhà lưới sử dụng năng lượng từ mặt trời tạo ra môi trường ấm áp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.

Nhà kính lạnh

Mô hình nhà kính này không có nguồn nhiệt bổ sung. Sử dụng nhà kính lạnh có thể bảo vệ cây rau tối đa nhất. Tuy nhiên, nhiệt độ trong nhà lưới có thể giảm xuống đến mức làm cây trồng đóng băng trong mùa đông.

Mô hình nhà kính lạnh
Mô hình nhà kính lạnh

Vì thế, bạn nên tham khảo cách làm nhà kính trồng rau này để trồng rau mùa xuân. Thời gian trồng từ mùa xuân đến mùa thu khá tốt.

Nhà kính mát

So với nhà kính lạnh, nhà kính mát có nhiệt độ cao hơn. Ở phạm vi từ 7 độ đến 10 độ, cây trồng phát triển thuận lợi hơn. Với những cây trồng nhạy cảm sương như hoa dâm bụt, hoa lan lữ thì đây là mô hình phù hợp. Thực vật không bị đóng băng và được bảo vệ khỏi sương giá.

Nhà kính ấm

Đúng như tên gọi của mình, nhà kính ấm cung cấp nhiệt độ cho cây trồng khoảng 13 độ. Đây là mô hình phù hợp với những loại cây ưa ấm áp như dương xỉ, hoa lan. Nếu muốn trồng cây rau nhiệt đới, bạn không nên sử dụng nhà kính ấm.

Nhà kính nóng

Nhà kính nóng duy trì ở mức nhiệt từ 15.5 độ C và cao hơn. Loại mô hình này phù hợp cho các thực vật nhiệt đới. Vì nhà lưới yêu cầu lượng nhiệt bổ sung nên chi phí duy trì khá tốn kém.

Các thành phần của nhà kính

Trước khi tìm hiểu cách làm nhà kính trồng rau, bạn cần chuẩn bị những thành phần cơ bản sau:

Khung

Nhà kính được cố định bằng khung. Khung được làm từ những vật liệu chắc chắn, có sức chịu đựng cao dưới thời tiết. Phổ biến như sắt, thép không gỉ.

Phần khung xây dựng nhà kính
Phần khung xây dựng nhà kính

Sàn

Sàn nhà kính có thể phủ bằng đất hoặc bằng màng phủ công nghiệp, nilon. Sàn có tác dụng ngăn cỏ dại mọc và tạo thành lối đi.

Mái lợp

Cách làm nhà kính trồng rau sử dụng mái lợp được làm từ nhiều chất liệu như:

  • Kính: Mái lợp kính là vật liệu truyền thống trong xây dựng nhà kính. Mái kính có mức độ truyền tải ánh sáng tốt và có khả năng giữ nhiệt tốt. Nhờ thế mà nhiệt độ trong nhà kính luôn ổn định, kể cả vào ban đêm. Kính còn có khả năng hạn chế tác động của tia cực tím. Nhiều người ưa chuộng sử dụng mái lợp bằng kính vì có độ bền cao, chi phí bảo trì thấp.
  • Tấm nhựa: Khả năng giữ nhiệt của tấm nhựa rất tốt nên được sử dụng nhiều để lợp nhà kính trồng rau. Nhựa còn có khả năng hạn chế tác động từ tia cực tím ảnh hưởng đến cây trồng.
  • Sợi thủy tinh: Sợi thủy tinh có thể truyền tải ánh sáng tốt, giúp cây trồng nhận ánh sáng để sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, nó lại dễ dàng bị ảnh hưởng bởi tia cực tím, bụi, ô nhiễm, dễ cháy. Vì thế, sợi thủy tinh ít được sử dụng.
  • Tấm nhựa 2 tầng: Nhựa hai tầng được làm từ chất liệu acrylic (methyl methacrylate, có màu vàng nhạt) hoặc polycarbonate (trong suốt). Với ưu điểm trọng lượng nhẹ, khả năng cách nhiệt và truyền tải ánh sáng tốt, tuổi thọ trên 10 năm, dễ dàng thi công nên nó được sử dụng rộng rãi để thiết kế nhà lưới trồng rau.
Tấm lợp nhà kính hiệu quả
Tấm lợp nhà kính hiệu quả
  • Màng kính nhựa (plastic film): Chất liệu này có tính linh hoạt cùng hiệu suất cực cao. Cách làm nhà kính trồng rau bằng màng kính nhựa có chi phí rẻ nhất trong các vật liệu kể trên nên được ưa chuộng sử dụng nhất hiện nay.

Màng kính nhựa chia thành 4 loại nhỏ là:

  • Nhựa Polyethylene (PE): Loại màng phủ này có độ bền trung bình, khoảng 3 – 5 năm. Giá thành rẻ, áp dụng được nhiều mô hình lớn nhỏ khác nhau.
  • Nhựa Polyvinyl (PVC): Nhựa PVC có vòng đời trung bình 6 – 7 năm. Nhựa có độ bền và giá thành cao hơn nhựa PE.
  • Nhựa EVA (ethyl vinyl acetate): Nhựa EVA khá mềm, trọng lượng nhẹ, độ đàn hồi cao. EVA có khả năng tự hủy nên thân thiện với môi trường.
  • Nhựa Copolymer: Nhựa Copolymer có độ bền trên 5 năm. Tuy có tính năng tương tự như nhựa PE nhưng giá thành cao hơn.
  • Màng nhà kính Israel: Đây là loại mái lợp hàng đầu được dùng cho nhà kính trồng rau. Chúng có khả năng bảo vệ cây trồng và chống nhiễm khuẩn rất tốt. Sản phẩm có nhiều khổ rộng như 2.2 m, 3.2m, 3.7m, 4.2m, 5m, 6m, 8m,12m,…

Hệ thống làm mát và thông gió

Cách làm nhà kính trồng rau cần lắp đặt hệ thống làm mát và thông gió. Chúng có tác dụng trao đổi khí bên ngoài và bên trong. Đồng thời hệ thống giúp cân bằng nhiệt độ và làm không khí trong nhà thêm thoáng đãng. Nhờ đó mà cây trồng phát triển tốt hơn.

Hệ thống làm mát trong nhà kính
Hệ thống làm mát trong nhà kính

Hướng dẫn cách làm nhà kính trồng rau

Để xây dựng nhà kính trồng rau, bạn cần thực hiện các bước chi tiết sau:

Lựa chọn khu vực phù hợp thiết kế nhà kính

Trước tiên cần chọn địa điểm mà bạn muốn thiết kế nhà kính trồng rau. Khu vực đó phải là mặt đất bằng phẳng và nhận ánh nắng tốt. Diện tích làm nhà kính tối thiểu 10m2. Những vị trí có thể tận dụng như sân thượng, ban công, sân nhà, đất gần nhà.

Đồng thời, xây dựng nhà kính theo hướng gió tốt. Bạn không nên đặt nhà kính hướng Nam – hướng trực tiếp đón gió. Hơn nữa, nhà kính cần có một số điểm thông gió để thông thoáng. Ngoài ra, vị trí đặt nhà kính phải sử dụng được điện và nước.

Chọn kiểu dáng, khung và vải

Nhà kính có nhiều kiểu dáng và khung khác nhau. Bạn có thể chọn cách làm nhà kính trồng rau theo sở thích và phạm vi ngân sách của mình:

  • Nhà kính mái hình chữ A: Kiểu nhà kính này khá giống một ngôi nhà mái lợp chữ A thông thường. Khung sử dụng là kim loại như nhôm, tường phủ kính.
  • Nhà kính mái vòm: Kiểu nhà kính dễ thi công và thực hiện. Mái vòm hạn chế việc ngưng đọng hơi nước bên trong ngôi nhà.
Nhà kính mái vòm
Nhà kính mái vòm

Vải đặt trong nhà kính để hạn chế lượng ánh sáng mà cây trồng nhận được. Vải bóng dệt kim đang được nhiều người sử dụng. Vải có khả năng chống tia cực tím tốt, trọng lượng nhẹ, độ bền tương đối.

Lắp đặt cửa nhà kính

Hãy chọn những cánh cửa tốt và bền cho nhà kính.

Bạn có thể chọn cửa trượt hoặc cửa mở. Cửa trượt dễ dàng đóng mở nhưng giá thành cao hơn.

Bạn có thể chọn cửa kính hoặc cửa thép. Nhưng dù là cách làm nhà kính trồng rau bằng loại cửa nào thì hãy đảm bảo cửa cách nhiệt tốt, không để nhiệt thoát ra bên ngoài.

Lựa chọn hệ thống thông gió và sưởi ấm thích hợp

Thiết bị thông gió rất quan trọng với cây rau trong mùa hè. Nếu xây dựng nhà kính nhỏ, bạn có thể chọn quạt thông gió có kích thước nhỏ. Lắp đặt quạt ở vị trí có thể tiếp cận được toàn bộ nhà kính. Với nhà màn lớn hơn thì sử dụng loại quạt có kích thước lớn hơn.

Không chỉ cần sự thông thoáng, nhà kính cũng cần được làm nóng để rau củ phát triển phù hợp. Để tạo hệ thống sưởi ấm cho nhà kính, bạn có thể lựa chọn nhiều thiết kế khác nhau. Chẳng hạn như máy sưởi khí tự nhiên, máy sưởi dầu, máy nước nóng, khí propan, ống đối lưu. Bạn chọn loại máy sưởi phù hợp, tùy thuộc vào khu vực và tình trạng sẵn có.

Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn cách làm nhà kính trồng rau thông minh và hiệu quả. Chúc bạn thành công và thu hoạch nông sản chất lượng, xanh sạch, an toàn. Đừng quên theo dõi Máy cày Nhật Thái Bình để đón đọc những thông tin thú vị về nông nghiệp khác.

Máy cày Nhật Thái BìnhĐịa chỉ tin cậy bán máy nông nghiệp dành cho bà con nông dân

>>XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO GIÁ