Cách làm cốm dẹp dẻo thơm, ngọt bùi ai cũng làm được

Khác với cốm – món ăn đặc sản đáng tự hào của người Hà Nội thì cốm dẹp lại là món ăn đặc trưng của người Khơ me. Vì sự dẻo thơm và hấp dẫn mà cốm dẹp đã được những người yêu ẩm thực chào đón và trở nên thịnh hành. Cùng tìm hiểu cách làm cốm dẹp ngọt bùi hấp dẫn có trong bài viết dưới đây.

Cốm dẹp - Đặc sản của người Khơ me
Cốm dẹp – Đặc sản của người Khơ me

Cốm dẹp là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách làm cốm dẹp, chúng ta cần biết cốm dẹp là gì? Cốm dẹp là đặc sản của người dân Khơ me. Cốm dẹp ngon được làm từ lúa nếp người Khơ me trồng.

Theo truyền thống, trước mùa thu hoạch lúa chín, người Khơ me đã ra đồng gặt lúa nếp về. Cốm dẹp được người Khơ me gọi với cái tên khác là “om bóc”. Đây là đặc sản được truyền từ thời cha ông hơn 100 năm trước. Cốm dẹp được bà con làm để cúng các vị thần để tỏ lòng biết ơn về vụ mùa bội thu. Cốm dẹp được dâng lên thần Neac ta srê – thần đồng và thần Preas chanh – thần mặt trăng nguyện cầu cho năm sau thời tiết thuận hòa, mùa màng tươi tốt.

Chia sẻ cách làm cốm dẹp ngon

Với người Khơ me ở Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang thì cốm dẹp là niềm tự hào, là món ăn đặc sản mời khách phương xa thưởng thức. Cách làm cốm dẹp có phần giống với cách làm cốm Vòng Hà Nội. Các bước tuy đơn giản nhưng kỳ công gồm:

Bước 1: Thu hoạch nếp

Nếp được thu hoạch khi đang còn non. Khoảng 10 ngày trước khi lúa nếp chín, người dân Khơ me sẽ gặt lúa về. Lúc này, hạt nếp vừa đỏ đuôi, chưa chín rộ. Nếp còn mềm, dễ giã.

Nếu bạn đến với Trà Vinh, An Giang, Sóc Trăng vào tầm tháng 10, tháng 11 sẽ chứng kiến người dân làng thu hoạch nếp làm cốm dẹp.

Hạt nếp còn non được thu hoạch để làm cốm dẹp
Hạt nếp còn non được thu hoạch để làm cốm dẹp

Bước 2: Ngâm nếp

Sau khi thu hoạch lúa, bà con sẽ tuốt lấy hạt và ngâm nước. Thời gian ngâm khoảng nửa ngày (12 tiếng) rồi vớt ra để ráo nước.

Lưu ý: Để cốm dẻo thơm như ý, bạn không nên ngâm nếp quá lâu. Thời gian ngâm lâu sẽ làm cốm nhão, ăn không ngon. Đồng thời, không nên vớt nếp quá sớm thời gian quy định. Nếp ngâm trong thời gian ngắn sẽ khô cứng, không đúng vị cốm dẹp.

Bước 3: Rang nếp

Cách làm cốm dẹp sau khi nếp ráo nước là công đoạn rang. Người Khơ me rang nếp trong nồi đất nhằm giữ nhiệt nóng lâu hơn. Người rang phải quen tay và biết căn lửa sao cho không quá lớn cũng không quá yếu.

Rang nếp không chỉ mất thời gian mà còn tốn công sức. Rang nếp không được quá nhiều trong một lần. Mỗi lần rang chỉ được 1 chén nếp đủ vừa đáy nồi đất. Bằng cách này, nếp sẽ được đảo đều dễ dàng và nở chín dẻo đều.

Bước 4: Giã nếp

Nếp vừa nổ xong sẽ trút ra cối để giã. Cốm dẹp ngon nên được giã bằng loại cối giã gạo ngày xưa. Người Khơ me khoét rất sâu lòng để giã nếp dẻo và dễ dàng. Hơn nữa, chày và cối được làm từ thân cây vú sữa già. Với quan niệm cây vú sữa chứa dòng sữa đại diện cho sinh sôi nảy nở mùa màng tiếp theo.

Việc giã nếp sẽ do 2 người đảm nhận. Mỗi người mỗi chày và đứng đối diện nhau. Vừa giã vừa dùng cây nạy đảo nếp cho đều và tránh làm cốm nát vụn.

Việc giã nếp được 2 người thực hiện
Việc giã nếp được 2 người thực hiện

Giã cốm cũng là một nghệ thuật. Phải giã vừa lực để làm hạt cốm dẹp tròn đều. Cách làm cốm dẹp nếu mạnh tay sẽ làm cốm gãy nát, mất đẹp.

Bước 5: Sàng sảy cốm

Cốm sau khi giã sẽ đến công đoạn sàng sảy làm sạch. Người Khơ me sử dụng nia để lấy vỏ trấu, cám, tấm ra khỏi cốm.

Cốm được trải trên nia và sàng đều tay. Tấm, trấu, cám nhỏ sẽ rớt khỏi nia và còn lại những hạt cốm dẹp ngon trên nia.

Có thể thấy rằng để làm được món cốm dẹp phải thật tỉ mỉ, kỳ công và cẩn thận. Vì thế, khi được thưởng thức cốm dẹp, bạn sẽ cảm nhận được tấm lòng mến khách của người Khơ me.

Cách thưởng thức món cốm dẹp

Món cốm dẹp ngon khi được ăn cùng đường và dừa. Những trái dừa già được chọn, nạo nhỏ và cho vào trong cốm. Trộn thêm đường (tùy theo khẩu vị ăn ngọt hay vừa), thêm ít nước dừa, xíu muối. Ủ cốm trong khoảng 2 tiếng để đường và dừa ngâm là bạn đã có món cốm dẹp vừa mềm vừa đậm đà.

Cốm dẹp thưởng thức cùng dừa nạo, đường, muối, nước dừa
Cốm dẹp thưởng thức cùng dừa nạo, đường, muối, nước dừa

Hiện nay, người Khơ me giữ nguyên cách làm cốm dẹp nhưng có cải tiến trong việc thưởng thức. Đó là cho thêm đậu phộng (lạc) rang giã vào cốm để tăng thêm độ bùi béo.

Tuy nhiên, với rất nhiều người, ngon nhất là ăn cốm dẹp theo cách truyền thống. Có như vậy mới cảm nhận được hương vị nguyên bản của cốm.

Cốm dẹp được người Khơ me cho vào lá chuối. Người ăn sẽ dùng tay bốc để cảm nhận tròn vị dẻo dai, thơm, ngọt, béo, bùi, nồng trong từng hạt. Nếu có dịp đến với lễ hội Ok om bok (lễ cúng trăng tạ ơn và cầu cho mùa màng tốt tươi) của người Khơ me, bạn sẽ được thưởng thức.

Cốm dẹp là đặc sản của người Khơ me nói riêng và món ăn phổ biến của người miền Tây nói chung. Cách làm cốm dẹp không khó nhưng đòi hỏi sự cầu kỳ và tỉ mỉ. Chúc bạn thành công và thưởng thức tròn vị cốm dẹp thơm béo, dẻo bùi hấp dẫn.

Nhớ theo dõi Máy cày Nhật Thái Bình để biết thêm những bài viết thú vị khác.

Máy cày Nhật Thái BìnhĐịa chỉ tin cậy bán máy nông nghiệp dành cho bà con nông dân

>>XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO GIÁ