(Bí quyết) Cách trồng dưa lê siêu ngọt và sai quả

Dưa lê là một trong những loại quả được ưa chuộng để giải nhiệt vào mùa hè. Đây là giống cây trồng ngắn ngày, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật cũng như tốn công chăm sóc. Máy cày Nhật Thái Bình xin gửi tới các bạn bí quyết cách trồng dưa lê siêu ngọt và sai quả trong bài viết sau đây. Mời các bạn đón xem.

Khái quát chung về quả dưa lê

Cách trồng dưa lê được nhiều người quan tâm tìm kiếm bởi dưa lê là loại quả ngọt và giàu dinh dưỡng.  Dưa lê có tính hàn, mùi thơm dịu, vị ngọt mát. Quả giàu vitamin C giúp chống oxy hóa tế bào, tăng cường hàm lượng collagen trong cơ thể. Ăn 1 quả dưa lê sẽ giúp bạn tăng cường chức năng hệ miễn dịch. Dưa lê là loại quả được ưa chuộng mỗi khi ốm đau. Bởi vì nó có thể chống lại các mầm bệnh, sự tấn công của virut, vi khuẩn có hại.

Dưa Lê Là Loại Trái Cây Nhiệt đới được ưa Chuộng
Dưa Lê Là Loại Trái Cây Nhiệt đới được ưa Chuộng

Dưa lê là loại quả nhiệt đối và có thể trồng quanh năm. Cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, mùa vụ chỉ kéo dài từ 50 ngày đến 65 ngày. Dưa lê sinh trưởng và phát triển mạnh, kháng được nhiều sâu bệnh.

Trồng dưa lê được bà con ưa chuộng bởi kỹ thuật không quá khó. Vì hoa cái của cây tồn tại cả nhị đực nên cây rất dễ thụ phấn. Cây đậu quả đều, năng suất. Quả non có màu xanh và chín chuyển sang màu trắng lẫn ít màu vàng nhạt. Dưa lê có mùi thơm và rất ngọt. Mỗi quả có trọng lượng từ 0.3kg đến 0.5kg và hình thức đẹp. Nếu canh tác đúng kỹ thuật, dưa lê cho năng suất cao, 1 tấn – 1.5 tấn/sào.

Những lưu ý quan trọng khi trồng dưa lê

Cách trồng dưa lê phải chú ý đến nhiều yếu tố để canh tác thuận lợi, năng suất hiệu quả:

Lựa chọn giống dưa lê

Bạn nên lựa chọn giống dưa lê F1 được lai tạo, có những đặc điểm tốt, chất lượng và năng suất cao. Cụ thể:

  • Kích thước quả to vừa phải.
  • Quả ngọt, cùi dày, ít hạt.
  • Vỏ xanh da đá hoặc trắng.
  • Quả có vị thơm đặc trưng.

Giống dưa lai F1 không chỉ siêu ngọt mà còn có khả năng kháng bệnh. Vì thế rất được bà con ưa chuộng. Một số giống dưa lê mà bạn có thể tham khảo như Hồng Ngọc, Ngân Huy, Ngân Hương, Thanh lê, NS-333,…

Giống Dưa Lê F1 Siêu Ngọt
Giống Dưa Lê F1 Siêu Ngọt

Mật độ và khoảng cách trồng dưa lê

Bạn có thể cho dưa lê leo giàn hoặc mọc bò trên mặt đất. Tương ứng với mỗi phương án trồng là mật độ và khoảng cách cây khác nhau.

Trồng giàn:

Sử dụng 1kg – 1.2kg hạt giống/héc-ta. Hai cây cách nhau 50cm. Hàng cách hàng 1.5m.

Nếu trồng hàng đôi, sử dụng 25.000 cây/héc-ta.

Trồng bò trên mặt đất:

Sử dụng 400g – 500g hạt giống/héc-ta. Hai cây cách nhau 50cm. Hàng cách hàng 4m.

Nếu trồng hàng đôi, sử dụng 9.000 – 10.000 cây/héc-ta.

Điều kiện sinh trưởng của dưa lê

Cách trồng dưa lê sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong các điều kiện sau:

Nhiệt độ và độ ẩm

Nhiệt độ sinh trưởng phù hợp của dưa lê từ 25 độ đến 33 độ. Vì thế, loài trái cây nhiệt đới này có thể gieo trồng quanh năm. (Trừ một số vùng cao ở miền Bắc sẽ có mùa đông lạnh giá không thích hợp để dưa lê phát triển tốt).

Độ ẩm của đất trồng phải duy trì ở mức 75% – 80%.

Dưa Lê ưa Nắng, Nhiệt độ 25 33 độ C
Dưa Lê ưa Nắng, Nhiệt độ 25 33 độ C

Ánh sáng

Dưa lê là loài cây ưa sáng. Vì thế, bạn nên trồng cây ở nơi có ánh sáng mạnh và thường xuyên. Nếu trồng trong điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ cao sẽ làm cây kém phát triển. Năng suất và chất lượng quả kém.

Đặc biệt, khi thời tiết âm u, ít ánh sáng, mưa phùn kéo dài thì cây con dễ mắc bệnh thối nhũn.

Đất và dinh dưỡng

Dưa lê phù hợp nhất khi trồng trên đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất phù sa. Vị trí đất phải cao, có khả năng thoát nước tốt mà vẫn giữ được dinh dưỡng trong đất. Đất phải điều hòa nhiệt độ thì dưa lê mới sinh trưởng và phát triển thuận lợi.

Tuy nhiên, bạn không nên trồng dưa liên tục trên một vùng đất. Nên cho đất nghỉ để đảm bảo vụ sau được hiệu quả.

Thời vụ

Thời vụ trồng dưa lê ở các tỉnh miền Bắc thường từ tháng 2 đến tháng 9 (dương lịch). Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất là sau tiết lập xuân.

Hướng dẫn chi tiết cách trồng dưa lê siêu ngọt và sai quả

Cách trồng dưa lê sinh trưởng thuận lợi, cho năng suất và chất lượng cao thì bạn cần chú ý các bước sau:

Ngâm, ủ, ươm cây

Việc ngâm ủ hạt dưa lê có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau:

Cách 1:

  • Ngâm hạt dưa lê trong nước sạch 2 giờ với nhiệt độ 28 – 32 độ C.
  • Sau đó vớt hạt giống ra và cho vào khăn ẩm, ủ trong 2 – 3 ngày (24 – 36 giờ).
  • Sau khi hạt nảy mầm, chuyển hạt vào khay ươm từ 10 đến 14 ngày.
  • Sau khi cây ra rễ và xuất hiện 1 – 2 lá thật thì tiến hành đem trồng.
Khi Cây Non Có 1 2 Lá Thì Tiến Hành Trồng đồng Loạt
Khi Cây Non Có 1 2 Lá Thì Tiến Hành Trồng đồng Loạt

Cách 2:

  • Ngâm hạt dưa lê trong nước sạch 4 giờ ở nhiệt độ 28 – 32 độ C.
  • Sau đó vớt hạt giống ra và cho vào khăn ẩm, ủ trong 1 ngày (24h).
  • Khi hạt nảy mầm, gieo ngay hạt vào 1 bầu đất. (1 hạt/1 bầu).
  • Sau khi gieo 8 – 10 ngày, cây sẽ ra 2 lá thật, mang cả bầu đất đem đi trồng.

Làm đất và lên luống

Đất trồng dưa lê nên được cày xới kỹ và làm sạch cỏ dại, đối với bà con trồng trên ruộng lớn có thể sử dụng máy cày ruộng. Xử lý đất với vôi bột (30 – 40kg vôi bột/sào). Hoặc sử dụng chế phẩm sinh học diệt nấm bón vào đất.

Bạn nên lên luống rộng 1.8m – 2m và cao 25cm – 30cm. Hai luống cách nhau 30cm – 35cm. Vun luống thoải dần về 2 mép. Bạn nên dùng màng phủ chuyên dùng cho hoa màu khi trồng dưa lê vụ Xuân Hè.

Lưu ý: Không nên trồng dưa lê trên đất đã trồng cà chua, cà pháo, bí, khoai tây, dưa chuột, dưa hấu, ớt.

Chăm sóc dưa lê thời kỳ cây non

Cách trồng dưa lê cần cung cấp dinh dưỡng tốt trong thời kỳ cây con. Tuy nhiên, bạn không bón phân trực tiếp ở gốc sẽ làm hỏng rễ non. Tốt nhất nên bổ sung dưỡng chất bằng các chế phẩm phân qua lá. Định kỳ 4 – 5 ngày/lần với lượng phân bằng 1/2 so với lượng cho cây trưởng thành.

Thời Kỳ Cây Non Nên Cung Cấp Dinh Dưỡng Và Nước Hợp Lý
Thời Kỳ Cây Non Nên Cung Cấp Dinh Dưỡng Và Nước Hợp Lý

Cây non nên tưới bổ sung chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma để giảm số lượng cây non chết vì bệnh thắt thân. Đảm bảo cây được ấm và không quá ẩm. Chỉ nên tưới đủ nước, không làm rễ ngập nước sẽ bị úng. Nếu ruộng bị ngập cần tháo rút nước ngay. Cây con luôn khô nước trên thân lá vào ban đêm.

Thời gian sinh trưởng của dưa lê rất ngắn nên phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. Bạn nên sử dụng các loại phân dễ tan để bón cho dưa. Ưu tiên phân chuồng, phân xanh ủ mục. Nếu trời có nắng mưa xen kẽ nên phòng trừ bằng thuốc Validacin hoặc Anvil. Hai loại thuốc này giúp cây tránh bệnh lở cổ rễ và thối thân.

Bón phân

Cách trồng dưa lê chia thành 4 đợt bón phân như sau: (Áp dụng cho 1 sào trồng dưa)

  • Bón lót: Sử dụng 300kg phân chuồng (hoặc thay thế bằng 30kg phân hữu cơ vi sinh) + 3kg ure + 3kg kali. Bón vào rãnh cách gốc dưa 20cm.
  • Bón thúc lần 1: Sau 15 – 20 ngày trồng dưa, sử dụng 2kg ure + 2kg kali. Kết hợp vun xới đất.
  • Bón thúc lần 2: Khi hoa cái nở, sử dụng 2kg ure + 2kg kali.
  • Bón thúc lần 3: Sau khi trồng 40 – 45 ngày, sử dụng 1kg ure + 3kg – 5kg kali + 25kg – 30kg supe lân.

Tổng lượng phân cần sử dụng cho 1 sào dưa lê là:

  • 300kg phân chuồng hoặc thay thế bằng 30kg phân hữu cơ vi sinh.
  • 7kg – 8kg ure.
  • 10kg – 12kg kali.
  • 25-30 kg supe lân.

Quá trình chăm sóc dưa lê

Chú ý bấm ngọn và ghim nhánh

Cách trồng dưa lê không quá khó nhưng bạn cần phải thực hiện việc bấm ngọn và ghim nhánh như sau:

  • Khi cây ra 5 – 6 lá thật, bấm ngọn để cho 2 nhánh cấp 1 phát triển.
  • Khi nhánh cấp 1 được 5 – 6 lá, bấm ngọn để cho 5 nhánh cấp 2 phát triển.
  • Khi nhánh cấp 2 được 5 – 6 lá, bấm ngọn để 5 nhánh cấp 3 phát triển.

(Sau 3 lần bấm ngọn, 1 cây dưa lê có thể cho 72 hoa cái có khả năng cho trái)

  • Bấm bỏ chèo nhánh từ gốc đến lá thứ 4, chọn quả từ nhánh cháu thứ 5 trở đi.
  • Mỗi cây nên để 6 – 14 trái. Không nên để quá nhiều làm cây cằn cỗi và quả không to.

(Để tránh bị gió lật giây dưa, bạn nên dùng đất phủ lên dây dưa cách nhau 50cm – 60cm, hoặc dùng ghim tre cố định dây dưa).

Những lưu ý khác trong quá trình chăm sóc dưa lê

  • Thực hiện việc tỉa nhánh, bấm ngọn vào buổi sáng.
Tiến Hành Bấm Ngọn Vào Buổi Sáng
Tiến Hành Bấm Ngọn Vào Buổi Sáng
  • Tưới lượng nước vừa đủ từ khi trồng đến trước khi cây ra hoa.
  • Giảm lượng nước tưới khi cây chuẩn bị ra hoa để cây dễ đậu quả.
  • Duy trì lượng nước tưới đều đặn sau 5 – 7 ngày kể từ khi cây nở hoa cho đến trước 10 ngày thu hoạch.
  • Giảm lượng nước tưới trước 10 ngày thu hoạch để quả không ỏng nước và tăng vị ngọt.
  • Dùng lá dưa che quả lại để không cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên quả dưa. Nếu quả dưa bị ánh nắng chiếu thẳng vào sẽ mất màu và xuất hiện vân xanh làm hình thức quả dấu và giảm giá trị dưa.

Cách phòng trừ sâu bệnh khi trồng dưa lê

Dưa lê có vị ngọt nên rất dễ thu hút sâu bệnh. Cách trồng dưa lê phải biết phòng trừ các loại bệnh như sau:

  • Diệt bọ trĩ bằng Tau-Fluvalinate 25% Ec (Mavrik) hoặc Bendiocard 50% WP.
  • Trừ bệnh phấn trắng bằng Benlate 0,01% hoặc Topsin 0,1%, Anvil…
Bệnh Phấn Trắng Trên Cây Dưa Lê
Bệnh Phấn Trắng Trên Cây Dưa Lê
  • Diệt bệnh thán thư bằng Antracol 70WP, phun luân phiên 7-10 ngày/lần.
  • Chữa bệnh chảy nhựa thân bằng Benlate, Copper – B 75WP, Ridomil, Aliette 80Wp tưới vào gốc.
  • Phòng tránh bệnh thối gốc lở cổ rễ bằng vôi bột và phun phòng định kỳ Topsin, Ridomil.
  • Trừ bệnh sương mai bằng Ridomil MZ nồng độ 400, Metitran 80% nồng độ 500, phun luân phiên 5-7 ngày/lần.

Thu hoạch dưa lê

Dưa lê có thể thu hoạch chỉ sau 60 ngày từ lúc trồng. Từ lúc hoa cái tàn đến khi quả chín khoảng 30 – 35 ngày. Dưa chín có màu trắng sáng rất đẹp. Thời gian thu hoạch kéo dài 25 – 30 ngày.

Nên thu hoạch và xếp dưa nhẹ tay, tránh làm dập quả.

Bạn nên bảo quản dưa ở nơi thoáng mát từ 1 đến 2 ngày. Như vậy dưa sẽ xuống nước, tăng vị ngọt.

Thu Hoạch Dưa Lê Sai Quả Và Ngọt Lịm
Thu Hoạch Dưa Lê Sai Quả Và Ngọt Lịm

Trên đây là cách trồng dưa lê siêu ngọt sai quả mà Máy cày Nhật Thái Bình đã giới thiệu cho bạn. Chúc bạn áp dụng thành công, thu được thành quả như mong đợi.

Máy cày Nhật Thái BìnhĐịa chỉ tin cậy bán máy nông nghiệp dành cho bà con nông dân

>>XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO GIÁ