Đối với bà con nông dân thì thuật ngữ bón thúc không còn xa lạ. Cùng với bón lót, bón thúc trở thành một trong hai kỹ thuật bón quan trọng nhất trong nông nghiệp. Trang bị cho mình kiến thức đầy đủ về kỹ thuật bón thúc sẽ giúp bà con canh tác năng suất và chất lượng.
Bón thúc là gì?
Bón thúc là kỹ thuật bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển và sinh trưởng của cây. Khi cây trồng nhận được nguồn dinh dưỡng phù hợp sẽ phát triển thuận lợi, năng suất và chất lượng nâng cao.
Kỹ thuật bón này được áp dụng tùy theo giai đoạn nhất định của cây trồng. Bà con không sử dụng trong toàn bộ quá trình trồng trọt và chăm sóc cây.
Nắm được thời gian và kỹ thuật bón thúc sẽ giúp bà con canh tác hiệu quả. Cây trồng phát triển thuận lợi, ít sâu bệnh và nâng cao năng suất lẫn chất lượng.
Bón thúc theo từng giai đoạn phát triển cây trồng
Theo từng giai đoạn phát triển, cây trồng sẽ có nhu cầu bón thúc khác nhau:
Bón thúc thời kỳ sinh trưởng, sinh dưỡng
Sinh trưởng, sinh dưỡng là thời gian cây trồng bắt đầu lớn nhanh. Lúc này, cây sẽ phân cành, ra lá, vươn lóng. Bón thúc lúc này giúp gia tăng tốc độ phát triển, giúp cây mau lớn và khỏe mạnh.
Vào thời kỳ này, bà con nên sử dụng phân đạm, lân, kali để bón cho cây. Hoặc sử dụng hỗn hợp phân bón NPK với hàm lượng lân và kali vừa phải, hàm lượng đạm cao. Một số phân bón thời kỳ sinh trưởng, sinh dưỡng thích hợp mà bà con có thể lựa chọn như đạm Urê, NPK 30-10-10, NPK 25-10-10, NPK 19-9-19, đạm SA,…
Bón thúc quả
Sau khi đậu quả, để nuôi quả với đầy đủ chất dinh dưỡng, người trồng nên bón thúc. Kỹ thuật này giúp gia tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Mỗi loại cây khác nhau sẽ có thời gian bón phân khác nhau:
- Cây lấy quả (su hào, dưa chuột, cà chua, bí, mướp,…): Bón phân sau 45 ngày kể từ khi trồng.
- Cây thân gỗ ăn quả: Bón phân sau 30 ngày – 45 kể từ khi đậu quả.
Thời gian này, bà con nên sử dụng các loại phân bón có hàm lượng kali và đạm cao. Chẳng hạn như Kali Sunphat, NPK 15.5.25, NPK 15.5.30,… Tỷ lệ phân bón là 2K2O:1N.
Bên cạnh đó, người trồng cũng cần kết hợp bổ sung bón phân trung lượng, vi lượng. Tùy theo đặc điểm của từng loại cây để bổ sung thích hợp, đảm bảo cây phát triển hài hòa, đầy đủ.
Bón thúc nụ, thúc hoa
Vào thời điểm trước khi nở hoa khoảng 25 ngày – 30 ngày, bà con nên bón thúc cho cây. Lúc này, bón phân sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng. Tác động đến quá trình phân hóa mầm hoa, giúp hoa khỏe, ra nhiều và đồng loạt.
Đối với cây ăn quả, cây lấy hạt, cây càng ra nhiều hoa sẽ càng gia tăng tỷ lệ đậu quả. Nhờ đó, năng suất cây trồng cũng gia tăng.
Bón phân thúc nụ, thúc hoa theo tỷ lệ 1N:1P205:1K20, tính theo hàm lượng đạm, lân và kali nguyên chất. (1kg N = 2.25kg ure, 1kg K20 = 1.8kg kali clorua, 1kg P205 = 6kg supe lân).
Chú ý:
- Liều lượng cụ thể các loại phân bón cho từng cây phụ thuộc vào tuổi cây, tình hình sinh trưởng cây tốt hay xấu.
- Sử dụng phân bón hỗn hợp NPK cho hiệu quả kinh tế cao hơn phân bón đơn. (Do phân NPK chậm tan trong nước, cây hấp thu 70% – 80%. Phân đơn thường bị rửa trôi, bay hơi, cây hấp thu 20% – 40%).
Kỹ thuật bón thúc cho cây trồng hiệu quả
Bà con nông dân hiện nay có thể áp dụng kỹ thuật bón thúc như sau:
Bón theo hốc
- Cách thực hiện: Đào xung quanh từng gốc cây, bón phân và lấp đất lên.
- Ưu điểm: Kỹ thuật khá đơn giản. Cây trồng được cung cấp phân bón đồng đều, đủ lượng.
- Nhược điểm: Phân bón tiếp xúc với đất dễ chuyển hóa thành hợp chất khó tan, cây khó hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng.
Bón theo hàng/ Đào rãnh
- Cách thực hiện: Đào thành các rãnh dọc theo từng hàng cây trồng. Rãnh có độ sau 10cm, rộng 20cm. Rải đều phân bón vào các rãnh và lấp đất.
- Ưu điểm: Thực hiện nhanh chóng, ít tốn công sức và thuận tiện.
- Hạn chế: Phân bón dễ bị chuyển thành hợp chất khó hòa tan. Như vậy, cây trồng khó khăn trong hấp thụ hoặc hoàn toàn không thể hấp thụ được.
Bón vãi
- Cách thực hiện: Trước tiên làm ẩm mặt đất để bón thúc hiệu quả. Rải phân trên bề mặt đất, đặc biệt là những khu vực gần gốc cây.
- Ưu điểm: Phương pháp thuận tiện và nhanh chóng.
- Nhược điểm: Bón phân không đều hoặc không đúng vị trí bộ rễ của cây nếu không có kinh nghiệm hoặc chưa quen. ĐIều này khiến cây không hấp thu dinh dưỡng đầy đủ.
Ngoài ra, bà con nông dân có thể bón thúc bằng cách phun lên lá. Hoặc hòa tan phân trong nước tưới rồi phun vào gốc cây.
Cách bón thúc cho những loại cây trồng khác nhau
Mỗi loại cây trồng khác nhau sẽ có cách thức và thời gian bón phân khác nhau:
Bón thúc cho các loại cây rau
Những loại cây rau ngắn ngày như cà chua, cải bắp, cải xanh,… sẽ tiến hành bón thúc 3 lần:
Thời điểm | Tác dụng | |
Lần 1 | Sau khi cây hình thành 2 – 3 cặp lá.
Sau khi trồng 8 – 10 ngày. |
Giúp tăng tốc độ phát triển của cây.
Giúp cây khỏe mạnh |
Lần 2 | Sau khi trồng 22 – 45 ngày | Giúp cây ra hoa |
Lần 3 | Sau khi trồng 40 – 45 ngày | Giúp cây nuôi quả |
Bón thúc cho các loại cây ăn quả
Các cây ăn quả nên bón thúc 2 – 3 lần mỗi năm. Tùy theo chu kỳ phát triển ra hoa, kết quả ở mỗi loại cây khác nhau mà kỹ thuật bón phân khác nhau.
Giai đoạn | Tác dụng |
Sau khi thu hoạch quả | Bổ sung dinh dưỡng, kích thích cây phát triển rễ, cành mới |
Trước khi cây ra hoa | Bổ sung dinh dưỡng, tăng thêm số lượng hoa, đảm bảo hoa ra nhiều và đồng đều. |
Sau khi đậu quả | Bổ sung thêm loại chất phù hợp cho giai đoạn nuôi quả. |
Bón thúc đối với các loại cây trồng công nghiệp lâu năm
Cây công nghiệp lâu năm như cà phê, ca cao, hồ tiêu,… có hai phương án bón thúc:
- Bón thúc 2 lần/mỗi, đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.
- Bón thúc 3 lần/năm, đầu mùa mưa, giữa mùa mưa và cuối mùa mưa.
Lưu ý quan trọng khi bón thúc
Khi bón thúc, bà con cần lưu ý đến những vấn đề sau:
Sử dụng phân bón phù hợp cho từng loại cây trồng
Mỗi cây trồng có một nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì thế, người trồng cần chọn loại phân bón sao cho phù hợp với cây. Đồng thời, phân bón phải hợp lý với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Ngoài ra, bà con cần chú ý loại đất trồng cây để lựa chọn loại phân thích hợp.
Đối với đất nghèo mùn, bạc màu, cứng nên bổ sung phân hữu cơ, phân vi sinh. Các loại phân này góp phần cải tạo đất giúp cho cây phát triển.
Bón thúc đúng thời điểm
Cây sinh trưởng và phát triển qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn, cây sẽ có nhu cầu chất dinh dưỡng không giống nhau. Vì thế, tùy vào những thời điểm phù hợp để bà con bón thúc. Như thế, cây mới hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng mà không lãng phí phân bón.
Bón thúc liều lượng cân đối
Khi bón phân, bà con sử dụng lượng cân đối, không thừa cũng không thiếu. Sử dụng phân với tỷ lệ mà cây cần cho quá trình sinh trưởng và phát triển.
Khi bón thiếu, cây không tăng trưởng và phát triển tốt. Khi bón thừa, lãng phí phân và ảnh hưởng đến môi trường.
Bón thúc là kỹ thuật cần thiết giúp cây trồng hấp thụ và phát triển tốt nhất. Nếu biết kỹ thuật bón đúng cách và hợp lý, bà con sẽ có vụ mùa bội thu mà tiết kiệm chi phí trồng trọt. Chúc bà con thành công, hãy theo dõi Máy Cày Nhật Thái Bình để cùng cập nhật kiến thức về nông nghiệp mới nhất.
>>XEM THÊM: