Hiểu rõ vai trò của phân đạm đối với cây lúa

Để cây trồng sinh trưởng và phát triển tối ưu, đạm là yếu tố quan trọng nhất. Nhờ có đạm mà năng suất cũng như chất lượng nông sản được nâng cao. Cùng Máy cày Nhật Thái Bình tìm hiểu vai trò của phân đạm đối với cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng trong bài viết sau đây.

Phân đạm là gì?

Trước khi tìm hiểu về vai trò của phân đạm, bà con cần hiểu phân đạm là gì? Phân đạm là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ. Phân đạm cung cấp Nitơ (N) dưới dạng ion Nitrat NO3- và ion amoni NH4+ cho cây trồng. Muốn biết độ dinh dưỡng của phân đạm, người ta đánh giá bằng hàm lượng %N trong phân.

Phân đạm Rất Quan Trọng Với Sự Phát Triển Và Sinh Trưởng Của Cây Trồng
Phân đạm Rất Quan Trọng Với Sự Phát Triển Và Sinh Trưởng Của Cây Trồng

Phân đạm là một trong những loại phân hóa học phổ biến trong trồng trọt. Nó có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây. Nhờ có phân đạm mà cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt/củ hoặc quả.

Ở Việt Nam, phân đạm được chia ra làm 6 loại gồm:

  • Phân Urê Co(NH4)2: chứa 44% – 48% Nito.
  • Phân Amôn Nitrat NH4NO3: chứa 33% – 35% Nito.
  • Phân Amoni Sunfat (Sunphat đạm) SA (NH4)2SO4: chứa 20% – 21% Nito, 29% lưu huỳnh.
  • Phân đạm Clorua NH4CL: chứa 24% – 25% Nito.
  • Phân Xianamit Canxi: chứa 20% – 21% Nito, 20% – 28% vôi, 9% – 12% than.
  • Phân Photphat đạm (photphat amôn) MAP: chứa 16% Nito, 20% photphat.

Vai trò của phân đạm đối với cây trồng

Vai trò của phân đạm đối với cây trồng thể hiện qua những mặt sau:

Đạm quan trọng đối với hệ thống trao đổi chất của thực vật

Tất cả các quy trình quan trọng của thực vật đều cần protein. Mà protein được cấu tạo từ các axit amin – với thành phần quan trọng chính là nitơ. Chính vì thế, phân đạm là thành phần thiết yếu cho sự sinh trưởng của thực vật.

Nhờ có phân đạm mà thực vật nhận được protein. Protein giúp tổng hợp các enzyme để các phản ứng sinh hóa có điều kiện được thực hiện. Có thể nói, phân đạm là chất xúc tác cho quá trình trao đổi chất. Nếu bà con muốn tăng sản lượng cho cây trồng, hãy bón phân đạm.

Đạm Giúp Tăng Sản Lượng Cây Trồng
Đạm Giúp Tăng Sản Lượng Cây Trồng

Phân đạm là thành phần quan trọng của chất diệp lục

Một trong những thành phần quan trọng có trong chất diệp lục chính là Nitơ. Chất diệp lục giúp thực vật quang hợp. Quang hợp giúp thực vật hấp thu năng lượng từ ánh sáng để tạo điều kiện cho sự phát triển.

Nhờ có diệp lục mà cây nhận được thức ăn. Sự sinh trưởng và phát triển của lá cũng được thúc đẩy.

Bón phân đạm giúp tích lũy sinh khối cho rễ và lá. Vai trò của phân đạm thể hiện qua việc ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống thân lá.

Đạm tham gia vào thành phần cấu trúc của các hợp chất quan trọng, đảm bảo sự sống của cây trồng

DNA được xem là vật liệu di truyền giúp cây trồng sinh trưởng và sinh sản. Có bốn bazơ nitơ được tìm thấy trong DNA gồm cytosine (C), adenine (A), guanine (G) và thymine (T). Việc cung cấp đủ Nitơ giúp duy trì tính toàn vẹn di truyền của cây trồng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và phân đạm chính là thành phần quan trọng của DNA.

Đạm còn là một phần phần của ATP. ATP là hợp chất chuyển hoá năng lượng được tạo ra từ quá trình quang hợp. Hiểu đơn giản, ATP có vai trò quan trọng trong việc phân chia tế bào, giúp cây trồng phát triển.

Cây Trồng Không Cho Năng Suất Cao Nếu Thiếu Phân đạm
Cây Trồng Không Cho Năng Suất Cao Nếu Thiếu Phân đạm

Phân đạm đồng thời là thành phần của nhiều hợp chất hữu cơ khác. Các hợp chất như vitamin, các chất điều hòa sinh trưởng nội sinh giữ vai trò điều tiết các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

Phân đạm kích thích sự phát triển của rễ, thúc đẩy hấp thu các chất dinh dưỡng khác

Đạm giúp điều chỉnh sự hấp thụ nước và chất dinh dưỡng có trong rễ. Phân đạm còn hỗ trợ hấp thụ và sử dụng kali, lân,…

Cây trồng hấp thụ đạm liên tục trong suốt vòng đời. Vai trò của phân đạm giúp cây tăng kích thước và phát triển khỏe mạnh.

Nếu thực vật thiếu đạm sẽ phát triển chậm do không thể sản xuất hiệu quả các vật liệu cấu trúc và di truyền cần thiết cho sự phát triển. Dấu hiệu nhận biết cây thiếu đạm rõ ràng nhất chính là có màu xanh lục nhạt hoặc hơi vàng.

Đạm nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng

Những thực vật như ngũ cốc, hạt có dầu, sợi bông,.. đều cần đạm cho quá trình sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Bón phân đạm hợp lý sẽ đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng tốt nhất.

Đối với cây mía, đạm giúp tăng trọng lượng mía.

Đối với cây xoài, đạm giúp nâng cao năng suất và chất lượng quả.

Đối với cây có múi, phân đạm giúp tăng số lượng và chất lượng quả.

Đối với các loại rau, đạm giúp tăng kích thước lá và màu sắc cho rau.

Đối với cây lúa, đạm giúp tăng năng suất lúa.

Vai trò của đạm đối với cây lúa

Đạm có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của cây lúa. Dạm giúp năng suất lúa tăng. Đạm còn là một trong những nguyên tố hóa học cơ bản của cây lúa. Phân đạm giúp quá trình phát triển của tế bào cũng như các cơ quan rễ, thân, lá,…

Vai trò của phân đạm quan trọng trong thời kỳ đầu sinh trưởng của cây lúa. Nó giúp tăng hệ số diện tích lá và tăng nhanh số nhánh để.

Điều chỉnh lượng và thời điểm bón đạm thích hợp sẽ giúp việc quang hợp cũng như hiệu suất nhánh đẻ hữu hiệu.

Nếu thiếu đạm, cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ. Vì hàm lượng diệp lục giảm nên lá lúa ngả vàng. Lúa trổ bông sớm hơn với số lượng bông và hạt ít hơn. Vì thế, thiếu đạm sẽ làm năng suất lúa giảm.

Nếu thừa đạm, cây lúa cao vóng dẫn đến hiện tượng lúa lốp, đổ non. Lá lúa to, dài, phiến lá mỏng, nhánh lúa đẻ nhiều nhưng vô hiệu. Vì lúa trỗ muộn nên năng suất lúa không cao.

Chính vì thế, bà con không nên bón quá nhiều phân đạm cũng như bón thiếu đạm cho cây lúa.

Nhu cầu phân đạm của cây lúa ở từng mùa vụ

Nhu cầu của cây lúa về phân đạm có sự khác nhau theo từng mùa vụ. Vì thế, việc bón phân cũng có sự khác nhau.

Nhu cầu của cây lúa về phân đạm vào vụ mùa

Ở vụ mùa, cây lúa có đặc điểm thân cao, bộ lá rậm rạp. Vì lá che khuất lẫn nhau nên việc tạo chất dinh dưỡng trong lá bị giảm.

Bón Phân đạm Phù Hợp Theo Mùa Vụ
Bón Phân đạm Phù Hợp Theo Mùa Vụ

Vụ mùa thường diễn ra vào mùa mưa nên ánh sáng ít khiến cây lúa không sử dụng hết lượng phân bón để tạo hạt. Mưa trở thành nguồn bổ sung phân đạm hiệu quả cho lúa.

Vì thế, vai trò của phân đạm sẽ thực sự hiệu quả khi bà con bón phân với lượng vừa phải trong vụ mùa.

Nhu cầu về phân đạm của cây lúa vào vụ chiêm

Vào vụ chiêm, cây lúa có đặc điểm thân thấp và ít nhánh. Ánh sáng ở vụ chiêm nhiều hơn vụ mùa. Vì thế, vào vụ chiêm, người nông dân nên bón lượng phân đạm nhiều hơn cho cây lúa. Như thế, cây lúa sẽ đẻ nhánh nhiều hơn, diện tích bộ lá cao giúp tạo chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.

Cách sử dụng phân đạm khi trồng lúa hiệu quả

Bón phân cây trồng đúng lượng sẽ cho hiệu quả và năng suất cao nhất. Lượng đạm vừa đủ giúp tăng diện tích lá, chồi cũng như tăng năng suất lúa.

Nếu quá nhiều phân đạm sẽ khiến cây tăng trưởng mạnh, cây phát triển quá cao dẫn đến ngã đổ. Đồng thời, lúa nhận quá nhiều đạm sẽ tăng số hạt lép và tạo nhiều chồi con.

Nếu không nhận đủ lượng đạm, cây lúa sinh trưởng kém, không cho năng suất cao.

Sử Dụng Phân đạm đúng Lượng, đúng Lúc
Sử Dụng Phân đạm đúng Lượng, đúng Lúc

Khi bón phân đạm, chỉ 40% lượng được cây lúa hấp thu, 40% còn lại bị mất do bốc hơi, rửa trôi, 20% được lưu giữ trong đất. Vì thế, bà con cần biết cách bón phân sao cho cây lúa hấp thụ được tốt nhất.

Bón phân đạm đúng lượng, cho thu nhập cao nhất

Vai trò của phân đạm mang lại hiệu quả cao nhất cho cây lúa phải đáp ứng 4 tiêu chí: đúng lượng, đúng thời điểm, phù hợp chân đất, phù hợp giống lúa.

  • Phân đạm và giống lúa:

Với những giống lúa có tiềm năng năng suất cao, chịu thâm canh thì dù phân đạm cao cây vẫn hấp thụ và phát triển tốt.

Những giống lúa cao sẽ ưu tiên đạm từ lúc đẻ nhánh đến khi lúa sắp trổ.

Những giống lúa thấp nhu cầu về đạm tăng từ lúc lúa trổ đến khi lúa trỗ xong.

Những giống lúa mới sẽ cho năng suất tốt hơn giống lúa cũ, dù bón đạm nhiều hay ít.

  • Phân đạm và mùa vụ:

Lượng phân đạm bón cho cây lúa cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác như mùa vụ, độ màu mỡ của đất,… Bà con cần tuân thủ theo quy trình kỹ thuật giống lúa. Hơn nữa, phải quan sát chân đất, thời tiết và màu sắc bộ lá lúa để bón phân thích hợp.

  • Phân đạm và chất đất:

Bón phân đạm đúng với đặc điểm của đất sẽ giúp cây lúa hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.

Đất chua phù hợp với phân có tính kiềm.

Đất kiềm nên sử dụng dậm chua sinh lý.

Đất lầy thụt, nhiều bùn không cần bón phân đạm.

Đất Chua Nên Sử Dụng đạm Có Tính Kiềm
Đất Chua Nên Sử Dụng đạm Có Tính Kiềm
  • Phân đạm và giai đoạn sinh trưởng của lúa:

Phân đạm cần được bón đúng theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Lúa cần nhiều đạm trong thời kỳ đẻ nhánh, đặc biệt là kỳ đẻ nhánh cực đại.

  • Phân đạm và cách bón:

Vai trò của phân đạm với cây lúa hiệu quả khi bón đúng cách.

Không nên bón đạm cho lúa khi vừa cấy xong.

Thời điểm thích hợp nhất để bón đạm là lúc cây lúa bắt đầu làm đòng.

Phân đạm nên được trộn với đất để đạm gần rễ hơn.

Không nên bón phân đạm khi ruộng khô nẻ (đạm dễ biến thành khí và bốc hơi).

Không nên bón đạm khi ruộng ngập nước (làm thay đổi dạng đạm thành thể khí bay hơi).

Không bón đạm khi trời sắp mưa, vào trời trưa nắng nóng gay gắt, đầu giờ chiều.

Không bón phân đạm khi lá lúa còn ướt (đạm sẽ dính trên lá với lượng nhiều sẽ gây cháy lá).

Bón phân đạm lý tưởng nhất khi trời quang đãng, vào buổi sáng hoặc chiều tối.

  • Phân đạm và vệ sinh đồng ruộng:

Trước khi bón phân đạm, bà con nên làm sạch cỏ dại. Vì cỏ sẽ cạnh tranh đạm với cây lúa. Cỏ phát triển sẽ làm sâu bệnh phát triển.

Nên Làm Sạch Cỏ Dại Trước Và Trong Vòng 30 Ngày Sau Khi Cấy Lúa
Nên Làm Sạch Cỏ Dại Trước Và Trong Vòng 30 Ngày Sau Khi Cấy Lúa

Hơn nữa, người nông dân cần làm sạch cỏ dại trong vòng 30 ngày sau khi cấy. Nếu cỏ phát triển trong giai đoạn này sẽ làm năng suất lúa giảm rõ rệt.

Bài viết trên đã giúp bà con tìm hiểu vai trò của phân đạm đối với cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Chúc bà con sử dụng phân đạm đúng cách, đúng lúc để cây lúa cho năng suất cao nhất. Đừng quên theo dõi Máy cày Nhật Thái Bình để có thêm những thông tin bổ ích khác.

Máy cày Nhật Thái BìnhĐịa chỉ tin cậy bán máy nông nghiệp dành cho bà con nông dân

>>XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÁO GIÁ